Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024

Lương 3P là gì? "Lương 3P là một phương pháp trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3) - mức độ hoàn thành công việc để tính toán và trả thu nhập cho người lao động".

Có thể thấy, lương 3P đang là mô hình trả lương hàng đầu trên thế giới hiện nay. Nên nhu cầu tìm những khóa học lương 3P online ngày càng cao hơn. Nhiều doanh nghiệp đã và đang ứng dụng lương 3P vào công tác quản trị của mình.

1. Đảm bảo sự công bằng

Trước hết, phương pháp lương 3P giúp loại bỏ các yếu tố cảm tính, thiên vị hay quan hệ cá nhân. Từ đó, người lao động cảm thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra, cảm giác yên tâm làm việc. 

Bên cạnh đó, hệ thống lương 3P còn giúp triệt tiêu ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố tuổi tác, kinh nghiệm. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh, bất kỳ ai hay tuổi nào đều nỗ lực làm việc và nâng cao năng suất. 

2. Động lực giúp mỗi cá nhân phát triển

Trong hệ thống lương 3P, Performance là trả lương theo kết quả, thành tích công việc đạt được. Lương 3P khuyến khích người lao động chú trọng đến chất lượng công việc, giảm rủi rõ, sản phẩm bị lỗi hay hoạt động gây thiệt hại đến doanh nghiệp. 

3. Cân bằng năng lực cạnh tranh trên thị trường

Nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng lương 3P tạo ra xu thế hay quy chuẩn chung của việc tính lương công bằng. Cũng như, đảm bảo quyền lợi của người lao động, xứng đáng với chi phí lao động nhân viên bỏ ra trên mặt bằng chung. 

Chúng ta mới đi qua 3 lợi ích của lương 3P trong doanh nghiệp. Vậy 2 lợi ích khác là gì? Tham khảo bài viết này: https://blognhansu.net.vn/2022/09/12/phuong-phap-luong-3p-la-gi/


Lương 3P đang là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp Việt. Sử dụng cách tính lương 3P hỗ trợ doanh nghiệp và bộ phận nhân sự nhanh và chính xác hơn nhằm trả lương hợp lý.

Lương 3P - Cách tính lương 3P là gì?

"Mô hình lương 3P hay cách tính lương 3P là hình thức trả lương dựa trên 3 yếu tố cốt lõi: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3) - mức độ hoàn thành công việc để tính toán và trả thu nhập cho người lao động".

Trong đó: 

+ P1 (Pay for Position) - Trả lương theo vị trí công việc: Doanh nghiệp/công ty dùng số cố định chi trả tiền lương 1 tháng cho một vị trí, bất kể người đó là ai và năng lực thế nào.

+ P2 (Pay for Person) - Trả lương theo năng lực của người giữ vị trí công việc: Doanh nghiệp/Công ty dựa vào khung đánh giá năng lực để chi trả lương cho nhân viên.

+ P3 (Pay for Performance) - Trả lương theo kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc: Thưởng của người lao động sẽ được chi trả dựa trên hiệu suất công việc, đạt được tiêu chí doanh nghiệp đưa ra và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó. 

Lương 3P được thiết kế theo hiệu suất làm việc và thành tích đạt được của nhân viên. Cách tính lương 3P hướng đến ba giá trị: Công bằng - Ghi nhận - Tạo động lực.

Hướng dẫn cách tính lương 3P

Công thức chung tính lương 3P: 

P = P1 (Lương theo vị trí công việc) + P2 (Lương theo năng lực cá nhân) + P3 (Lương theo kết quả)

Để triển khai và áp dụng công thức tính lương 3P hiệu quả, doanh nghiệp/công ty nên xây dựng mô hình lương 3P theo 5 bước sau: 

Bước 1: Xác định sơ đồ tổ chức - chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Bước 2: Lập bản mô tả công việc vị trí trong cơ cấu tổ chức bộ phận

Bước 3: Xác định tiêu chí hoàn thành (KPI)

Bước 4: Xác định năng lực cốt lõi (AKS) - Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Bước 5: Thiết lập phương pháp trả lương

Lương 3P là một hệ thống trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance - kết quả công việc để tính toán và chi trả thu nhập cho người lao động.

Hệ thống lương 3P là một trong những mô hình trả lương được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, để xây dựng lương 3P thì không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự bài bản, nghiêm túc và kiên nhẫn trong quá trình thực hiện.

Nhận ra những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình triển khai xây dựng hệ thống lương 3P, lớp học lương 3P ra đời. Khóa học xây dựng hệ thống lương 3P được tổ chức bởi blogger/chuyên gia tư vấn nhân sự Nguyễn Hùng Cường cùng HrShare Community và GSA Academy.

Nội dung khóa học xây dựng hệ thống lương 3P của HrShare Community và GSA Academy

Nội dung bao gồm lý thuyết và hướng dẫn thực hành trên file mẫu theo mô hình. Cụ thể trong khóa học xây dựng hệ thống lương 3P gồm 22 buổi - 3 buổi lý thuyết và 19 buổi thực hành:

a. Lý thuyết

Buổi 1 Lý thuyết về lương 3P

Buổi 2 Lý thuyết về Khung năng lực

Buổi 3 Lý thuyết về BSCKPI

b. Thực hành

Buổi 4 Lên ý tưởng chiến lược

Buổi 5 Lên bản đồ chiến lược, xác định công cụ

Buổi 6 Xác định cơ cấu tổ chức

Buổi 7 Xác định chức năng nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức, mô tả công việc vị trí

Buổi 8 Xác định các yếu tố đánh giá giá trị công việc

Buổi 9 Tiến hành đánh giá giá trị công việc

Buổi 10 Xây dựng thang lương (P1)

Buổi 11 Xác định KPI chiến lược

Buổi 12 Xây dựng thư viện KPI phòng ban (Phân bổ và xác định KPI phòng ban)

Buổi 13 Rút gọn KPI

Buổi 14 Xây dựng quy chế đánh giá thúc đẩy KPI

Buổi 15 Xác định năng lực thực thi chiến lược

Buổi 16 Định nghĩa và phân cấp các năng lực thực thi chiến lược

Buổi 17 Phân bổ và xác định thư viện năng lực thực hiện công việc

Buổi 18 Rút gọn và chốt khung năng lực vị trí

Buổi 19 Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy đào tạo (lộ trình công danh)

Buổi 20 Tổng hợp hoàn thiện chính sách lương 3P

c. Bonus

Buổi 21 Thực hành xây dựng hệ thống báo cáo, theo dõi báo cáo KPI

Buổi 22 Thực hành xây dựng chương trình đào tạo, bài test đánh giá năng lực.

Khóa học xây dựng hệ thống lương 3P dành cho ai?

Đối tượng tham gia khóa học xây dựng hệ thống lương 3P bao gồm:

  • Bạn là chủ doanh nghiệp đã chán ngấy với việc phụ thuộc vào các HR.
  • Bạn là Hr được/bị xây hệ thống lương 3P
  • Đơn giản là bạn muốn làm HR.

Đây là một khóa học lương 3P được thiết kế dành cho những đối tượng khác nhau. Vậy nên nếu bạn đang tìm kiếm một lớp học 3P chất lượng thì hãy tham khảo khóa học của HrShare Community và GSA Academy nhé!

Những điều đặc biệt của khóa học xây dựng hệ thống lương 3P

Vậy có những điểm gì thú vị về khóa học xây dựng hệ thống lương 3P?

Thứ nhất, khóa học được giảng dạy theo phương pháp “TỪNG - BƯỚC - MỘT”, phù hợp với khả năng của từng người.

Thứ hai, khóa học 3P kết hợp lý thuyết và thực hành, nhưng thực hành là chủ yếu.

Thứ ba, mỗi 1 lớp học là 1 tình huống và có bao nhiêu lớp thì có bấy nhiêu tình huống. Và sản phẩm của tất cả tình huống sẽ được gửi cho toàn bộ học viên không phân biệt lớp hay khóa nào.

Thứ tư, sau mỗi buổi học tình huống, video sẽ up lên hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe và xem lại nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

Nhắc tới mô hình trả lương hot nhất dạo gần đây, chúng ta không thể bỏ qua hệ thống lương 3P. Bằng chứng là rất nhiều doanh nghiệp đang tiến hành triển khai xây dựng. Nhưng điều này thì không hề dễ dàng. Một khóa học xây dựng hệ thống lương 3P sẽ là giải pháp dành cho bạn.

Khóa học xây dựng hệ thống lương 3P dành cho ai?

Đối tượng tham gia khóa học xây dựng hệ thống lương 3P bao gồm:

  • Bạn là chủ doanh nghiệp đã chán ngấy với việc phụ thuộc vào các HR.
  • Bạn là Hr được/bị xây hệ thống lương 3P
  • Đơn giản là bạn muốn làm HR.

Đây là một khóa học lương 3P được thiết kế dành cho những đối tượng khác nhau. Vậy nên nếu bạn đang tìm kiếm một lớp học 3P chất lượng thì hãy tham khảo khóa học của HrShare Community và GSA Academy nhé!

Những điều đặc biệt của khóa học xây dựng hệ thống lương 3P

Vậy có những điểm gì thú vị về khóa học xây dựng hệ thống lương 3P?

Thứ nhất, khóa học được giảng dạy theo phương pháp “TỪNG - BƯỚC - MỘT”, phù hợp với khả năng của từng người.

Thứ hai, khóa học 3P kết hợp lý thuyết và thực hành, nhưng thực hành là chủ yếu.

Thứ ba, mỗi 1 lớp học là 1 tình huống và có bao nhiêu lớp thì có bấy nhiêu tình huống. Và sản phẩm của tất cả tình huống sẽ được gửi cho toàn bộ học viên không phân biệt lớp hay khóa nào.

Thứ tư, sau mỗi buổi học tình huống, video sẽ up lên hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe và xem lại nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

 Đôi khi mình gặp những câu hỏi chỉ để khẳng định. Ví dụ như cứ làm kpi kinh doanh thì sẽ có câu hỏi: "Chỉ tiêu kpi chia trung bình thế này, nếu gặp mùa vụ thì sao?". Thực ra câu trả lời cho câu hỏi này rất dễ. Đó là tuỳ vào quan điểm của tổ chức:

1. Nếu có thấp điểm và cao điểm cho nên khi để trung bình thì thấp điểm nhân viên đc thưởng ít và cao điểm nhân viên đc thưởng nhiều

2. Tổ chức muốn các tháng nhân viên được thưởng đều đều như nhau vì nhiều lý do như muốn sale có thu nhập, ổn định tổ chức, tiết kiệm chi phí. Thì kpi có thể đc điều chỉnh theo mùa vụ.

Thật tiếc là người hỏi chỉ muốn nghe câu trả lời đã biết là ý 2. Dù có hướng dẫn thế nào cũng chỉ nói về mùa vụ với hàm ý rằng chỉ có ý 2 đúng. Đây gọi là hiện tượng tâm lý "tai nghe có chọn lọc".

Chính vì nghe có chọn lọc và hỏi chỉ để hỏi nên sau khi đã khẳng định kpi có thể thay đổi theo mùa vụ thì chủ nhân câu hỏi khẳng định ở trên lại tiếp tục hỏi một câu hỏi khẳng định: "kpi như thế này có thay đổi được không?". Rõ ràng ở trên hỏi với hàm ý khẳng định kpi có thể thay đổi thì câu đó chính là câu trả lời cho câu dưới".

Đôi khi hỏi để biết với hỏi để khẳng định mình đúng, phân biệt chỉ cần lắng nghe tông giọng, nhìn hành vi cơ thể là có thể bắt ý. Cho dù họ bảo không phải vậy!

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024

Quy trình xây dựng KPI cho bộ phận tuyển dụng bao gồm 5 bước: xác định bộ phận/người xây dựng KPI, xác định các chỉ số KPI, đánh giá mức độ hoàn thành KPI, liên hệ giữa đánh giá KPI và lương thưởng, điều chỉnh và tối ưu KPI.

1. Xác định bộ phận/người xây dựng KPI

Có 2 phương pháp để xác định bộ phận/người xây dựng KPI:

- Các bộ phận/phòng ban chức năng trực tiếp xây dựng hệ thống KPI cho các vị trí, trong đó, đội ngũ quản trị nhân lực đóng vai trò hỗ trợ để đảm bảo KPI tuân thủ đúng nguyên tắc.

- Bộ phận nhân sự, đội ngũ quản lý cấp cao sẽ đưa ra bộ KPI cho bộ phận/phòng ban. Phương án này đảm bảo được tính khách quan, khoa học. Tuy nhiên, đôi khi, các chỉ số KPI đưa ra có thể không thực tế, không thể hiện được đúng chức năng và nhiệm vụ của bộ phận/phòng ban. Để khắc phục vấn đề đó, hệ thống KPI sau khi được xây dựng cần có sự thẩm định, đánh giá của bộ phận chức năng.

2. Xác định các chỉ số KPI

Yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng KPI là việc đảm bảo KPI gắn bó chặt chẽ với những mục tiêu cụ thể của bộ phận/phòng ban, doanh nghiệp.

Sau khi thống nhất được KPI với mục tiêu của bộ phận/phòng ban, doanh nghiệp, bạn cần ứng dụng những tiêu chí SMART để đánh giá chỉ số thực hiện công việc:

  • S (Specific) - Mục tiêu cụ thể
  • M (Measurable) - Mục tiêu đo lường được
  • A (Attainable) - Mục tiêu có thể đạt được
  • R (Relevant) - Mục tiêu thực tế
  • T (Timebound) - Mục tiêu có thời hạn cụ thể

3. Đánh giá mức độ hoàn thành KPI

Khi đã xác định được KPI cho phòng ban và từng vị trí công việc trong doanh nghiệp thì bạn sẽ tiến hành đưa nó vào thực tế.

Các KPIs đã được xác định dựa trên tiêu chí có thể đo lường nên chắc chắn sẽ có phương pháp đánh giá cụ thể cho từng mục KPI.

4. Liên hệ giữa đánh giá KPI và lương thưởng

Với mỗi mức độ hoàn thành KPIs, người xây dựng KPI sẽ xác định một mức lương thưởng nhất định. Chính sách này thường được quy định từ trước bởi các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, quản lý cấp cao nhất trong phòng ban, người xây dựng hệ thống KPI hoặc do các nhân viên tự thống nhất với nhau.

5. Điều chỉnh và tối ưu KPI

KPI có thể được theo dõi và điều chỉnh theo thời gian. Ban đầu, hãy xem xét chỉ số KPI vừa được lập để đảm bảo rằng các số liệu là phù hợp. Có thể mất vài tháng đầu để mọi thứ đạt đến mức tối ưu nhưng một khi đã có được KPI cuối cùng thì hãy duy trì nó ít nhất một năm.

Bộ phận tuyển dụng được coi là “đầu tàu” cung cấp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Do đó, việc đánh giá KPI càng phải chú trọng chất lượng, bám sát thực tế để đảm bảo tốc độ đồng đều cho cả đoàn tàu phía sau.

Chiến lược của mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên chỉ số KPI cho bộ phận tuyển dụng cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, có những chỉ số chắc chắn phải có nếu bạn muốn có kết quả đánh giá hiệu quả nhất.

(1) Tổng số CV / đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh): Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả truyền thống của bạn. Khi số lượng CV bạn nhận được nhiều có thể là công ty truyền thông tốt hoặc công việc hấp dẫn ứng viên.

(2) Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu: Là mức các ứng viên đạt các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn.

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu = Số ứng viên đạt yêu cầu / tổng số ứng viên

Tỷ lệ này càng cao có nghĩa là bạn đã truyền thông những cốt lõi của doanh nghiệp đến ứng viên, điều này giúp bạn đỡ vất vả hơn khi lọc hồ sơ ứng viên.

(3) Chi phí hiệu quả quảng cáo tuyển dụng: Chỉ số này xác định số tiền phải bỏ ra cho 1 CV.

Chi phí hiệu quả quảng cáo tuyển dụng = Tổng chi phí / Tổng số CV

(4) Thời gian để tuyển nhân viên: Thời gian trung bình kể từ khi yêu cầu tuyển dụng được chấp nhận đến khi nhận việc.

(5) Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng: Đo lường số CV nhận được, số CV đạt yêu cầu trên mỗi chức danh. Tức là mỗi CV thu được thì từng kênh quảng cáo doanh nghiệp phải chi bao nhiêu tiền. Sau đó, so sánh số tiền của từng kênh để xem xét kênh nào hiệu quả nhất.