Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Chúng ta ngày càng bận bịu với công việc hơn. Nhiều khi bạn nhận thấy có hàng tá việc cần thực hiện mà thời gian lại không đủ. Đó cũng là lý do khiến nhiều người sử dụng checklist.

1. Checklist là gì?

Checklist được hiểu là danh sách các công việc cụ thể để hướng đến thực hiện mục tiêu lớn, đảm bảo công việc diễn ra đúng quy trình, đúng thời gian, không bỏ sót. Thông thường checklist xuất hiện ở dạng danh sách kèm các ô trống ở đầu trang bên trái. Người thực hiện có thể đánh dấu tích, nhân vào ô sau khi đã làm xong đề mục đó.

2. Bảng checklist được dùng trong những mảng nào?

Hiện nay, checklist được ưa chuộng sử dụng trong rất nhiều mảng ngành nghề khác nhau bởi sự ưu việt của nó. Cụ thể như: 

+ Trong hàng không: Checklist được sử dụng để kiểm tra các thủ tục trước khi bay, nhằm đảm bảo an toàn hàng không. 

+ Trong công nghệ: Ứng dụng checklist trong việc kiểm tra khả năng hoạt động của các phần mềm, kiểm tra việc tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn mã hóa nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa sai sót. 

+ Trong thể thao: Để giám sát, theo dõi tiến trình tập thể dục thể thao, từ đó giúp mọi người dễ dàng đánh giá hiệu quả của việc tập. 

+ Trong đầu tư: Các nhà đầu tư sử dụng checklist như một công cụ nhằm theo sát tiến trình đầu tư, thông qua đó giúp họ đưa ra những phương án đầu tư hợp lý.

3. Ưu, nhược điểm của checklist.

Có thể thấy ưu điểm vượt trội của checklist là đảm bảo các công việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Việc xây dựng checklist còn giúp cho các nhà quản lý kiểm soát tối đa và sử dụng nhân lực đạt hiệu quả tối đa. Mỗi nhà quản lý nên xây dựng bảng checklist công việc dựa trên tính chất, cơ sở công việc và quy mô làm việc thực tế để đưa ra danh sách thực hiện sát nhất, mang lại hiệu quả tối đa cho người sử dụng.

Bên cạnh những ưu điểm, checklist còn có một vài nhược điểm đó là nếu phụ thuộc quá vào checklist sẽ cản trở hiệu suất khi xử lý các tình huống quan trọng về thời gian. Ví dụ: Trường hợp khẩn cấp y tế hoặc trên chuyến bay.

Lời kết, 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về checklist và ưu nhược điểm của nó. Hãy dựa vào đó để sử dụng checklist thật hiệu quả bạn nhé.


0 nhận xét :

Đăng nhận xét