Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Suy nghĩ tích cực giúp bạn tin tưởng vào bản thân và những điều tốt đẹp ở phía trước, từ đó có thêm động lực để đương đầu với thách thức, cống hiến hết sức mình và gặt hái thành công. 

1. Tư duy tích cực là gì?

Suy nghĩ tích cực có nghĩa là tiếp cận những thách thức trong cuộc sống với một cái nhìn tích cực, tập trung vào những điều tốt đẹp trong bất kì tình huống nào.

2. Lợi ích của Tư duy tích cực đối với doanh nghiệp.

  • Giảm bớt căng thẳng trong công việc: Việc luôn giữ tinh thần sảng khoái, không lo âu sẽ giúp nhân viên giải quyết công việc thuận lợi hơn, đặc biệt với những công việc có nhiều thách thức.
  • Tăng năng suất: Tư duy tích cực kích thích não bộ hoạt động với công suất tối đa, nhờ đó nhân viên có thêm năng lượng để duy trì sự tỉnh táo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 
  • Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề: Một nhân viên tư duy tích cực thường có cái nhìn tổng quan, đa chiều. Đây là một kỹ năng cần thiết cho dù họ làm ở bất cứ lĩnh vực nào.
  • Hỗ trợ trau dồi năng lực: Tư duy tích cực giúp nhân viên luôn giữ tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi kỹ năng, kiến thức mới. Một người tư duy tích cực cũng không ngại đối mặt với thử thách mới vì họ cảm thấy tự tin hơn nhờ những kỹ năng mới sẽ học được.
  • Củng cố các mối quan hệ: Mọi người luôn bị thu hút bởi những người mang năng lượng tích cực hơn người bi quan. Khi nhân viên có mối quan hệ tốt với những người đồng nghiệp xung quanh, việc phối hợp nhóm trở nên dễ dàng hơn, từ đó có thêm nhiều người ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ.

3. Luyện tập tư duy tích cực

  • Luôn biết ơn đối với mọi việc.
  • Suy nghĩ luôn thành công.
  • Sắp xếp lại mọi suy nghĩ.
  • Kiểm soát các suy nghĩ tiêu cực đang diễn ra.
  • Chơi với người tích cực, lạc quan.
  • Tin vào những điều tích cực.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thế nào là suy nghĩ tích cực và lợi ích của nó tại nơi làm việc. Hãy luôn suy nghĩ tích cực trong cả công việc và cuộc sống bạn nhé.

Hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng là việc tưởng không khó mà khó không tưởng. Nếu vẫn loay hoay chưa biết làm thế nào để sắp xếp công việc tốt hơn, to do list sẽ giúp chúng ta làm điều đó.

1. To-do list là gì?

To do list được hiểu là một danh sách các nhiệm vụ cần phải hoàn thành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… Danh sách này được sắp xếp theo một trình tự ưu tiên từ rất quan trọng đến không quan trọng. Hay hiểu theo một cách khác, To do list là những kế hoạch được phác thảo lên để hướng mọi người đến mục đích được đặt ra. 

2. Các loại to-do list thường thấy.

  • Bảng tầm nhìn: Đây là danh sách những mục tiêu lớn mà mỗi cá nhân muốn thực hiện trong quãng đời sự nghiệp của họ. Những mong muốn này sẽ là động lực, là cảm hứng giúp mỗi người hoàn thành những mục tiêu trong cuộc sống. Danh sách này thông thường rất dài và có thể vượt hơn 80 danh mục.
  • Danh sách những việc cần thực hiện trong 100 ngày: Đây là mẫu todolist được thực hiện để sắp xếp công việc trong 3 tháng sắp tới. Mỗi người đều có thể tự hoạch định và liệt ra những công việc nào quan trọng hơn và cần được thực hiện trong thời gian 3 tháng đó.
  • Liệt kê việc cần làm cho một ngày: Todolist theo ngày sẽ giúp cho công việc của mỗi cá nhân được thực hiện trơn chu hơn, đồng thời cũng là những bước đệm cho những chiến lược lâu dài hơn. Mỗi cá nhân có thể chuẩn bị todolist từng ngày vào đầu giờ sáng hoặc cuối ngày.
  • Danh sách những việc cần làm hàng tuần: Liệt kê những nhiệm vụ và công việc cần làm trong một tuần. Những công việc này thường sẽ được lập vào mỗi tối chủ nhật hoặc sáng thứ hai.
  • Danh sách 3T hàng ngày: Những công việc và nhiệm vụ quan trọng, cốt yếu, cần thiết nhất sẽ được liệt kê trong danh sách này. Các nhiệm vụ được sắp xếp trong danh sách này thường chứa từ 3 đến 5 mục. Hầu hết những danh mục cần phải được thực hiện nhằm hướng đến một mục tiêu chung quan trọng nào đó.

3. Lợi ích To-do list mang lại.

Ghi nhớ công việc cần làm: Tạo Todolist hỗ trợ người dùng ghi nhớ các công việc cần phải làm rõ ràng và cụ thể nhất. Khi những danh mục công việc được cập nhật thường xuyên sẽ giúp người dùng có thể theo dõi tiến độ công việc. Ngoài ra sử dụng todolist còn giúp người dùng hệ thống thông tin liên tục, đầy đủ, tránh trường hợp công việc bị bỏ sót.

Giúp tăng năng suất: Việc liệt kê và tạo todolist những công việc cần làm, phân loại tầm quan trọng của từng việc và ưu tiên hoàn thành những công việc quan trọng hơn. Điều này giúp người dùng có thể tận dụng, quản lý thời gian một cách hiệu quả, tránh gây lãng phí thời gian.

Tăng cường động lực làm việc: Chia nhỏ những công việc cần làm thành các nhiệm vụ ngắn hạn, dài hạn theo từng giai đoạn giúp người dùng dễ dàng hoàn thành hơn. Ngoài ra, khi đã hoàn thành công việc cần làm và gạch bỏ ra khỏi todolist là động lực để thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo.

Giúp quản lý thời gian hiệu quả: Khi có quá nhiều công việc cần thực hiện trong cùng một thời điểm sẽ khiến con người cảm thấy choáng ngợp. Do đó một mẫu todolist hoàn hảo sẽ giúp chúng ta biết được những việc nào quan trọng, cần được thực hiện trước từ đó giúp cải thiện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả hơn.

Đo lường tiến độ làm việc: Nếu có quá nhiều danh sách những việc cần làm thì việc xây dựng todolist và theo dõi những công việc nào đã hoàn thành, đang thực hiện và cần được thực hiện sẽ giúp đo lường được tiến độ làm việc một cách hiệu quả nhất.

Lời kết,

Qua bài viết này, hy vọng bạn có thể tham khảo được những kiến thức hữu ích và giúp bản thân mình cải tiến công việc cũng như cuộc sống tốt lên mỗi ngày bạn nhé!


Hiện nay, trong kinh doanh, giao tiếp được xem là then chốt giúp làm gia tăng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ góp phần giúp cho các hoạt động kinh doanh tăng thêm sự hiệu quả và từ đó giúp cho mức độ thành công trong các cuộc giao dịch sẽ đạt được tỉ lệ cao hơn.

1. Kỹ năng giao tiếp trong doanh nghiệp là gì?

Khác với các loại kỹ năng giao tiếp thông thường, giao tiếp trong doanh nghiệp là quá trình trao đổi các thông tin tích cực trong kinh doanh nhằm đạt được các lợi ích cần thiết cho doanh nghiệp của mình. Để thực hiện giao tiếp trong doanh nghiệp, chủ thể cần sử dụng lời nói, chữ viết hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể nhằm tạo ra sự liên kết tích cực với đối tác hoặc khách hàng của mình. 

Điều này giúp cho các hoạt động thu thập và tiếp nhận các thông tin được diễn ra thường xuyên để có thể nắm bắt các vấn đề về tâm lý khách hàng, đối tác hoặc nắm bắt sản phẩm,…từ đó có thể tạo ra chiến lược bán hàng sao cho phù hợp với thị trường

2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, kỹ năng giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Dù là giao tiếp với khách hàng, nhân viên trong nội bộ hay với đối tác thì kỹ năng năng này cũng là một trong những yếu tố để nêu bật lên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. 

2.1. Thu hút sự chú ý của mọi người.

Các doanh nghiệp luôn muốn tìm ra những cách thức để nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người và giao tiếp với họ theo cách khuyến khích mua hàng. 

Để đạt được điều này, các công ty cần đầu tư vào những nhân viên có thể viết bản tin Email lôi cuốn, các bài đăng trên mạng xã hội hấp dẫn, các bài báo bắt mắt và nhiều loại tài liệu tiếp thị khác. 

2.2. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Tất cả các khách hàng mong muốn được hiểu bởi công ty mà họ đang giao dịch. Biết rằng họ đang được lắng nghe và đánh giá cao mang lại sự tự tin và xây dựng lòng tin. 

Điều này đặc biệt quan trọng nếu doanh nghiệp của bạn liên quan đến việc tương tác với số lượng lớn khách hàng, trực tiếp hoặc qua điện thoại.

2.3. Tăng khả năng đàm phán.

Một doanh nghiệp có khả năng bán hàng tốt sẽ tạo được sức hút, sự chú ý của nhiều khách hàng, từ đó xây dựng được mối quan hệ bền vững trong nhiều thương vụ sau. 

Khả năng đàm phán của một nhân viên tốt được thể hiện ở chỗ họ nhận được sự tín nhiệm mua hàng của nhiều người, mang lại lợi nhuận khủng cho công ty.

2.4. Khám phá các cơ hội mới.

Bằng cách tập trung tuyển dụng những nhân viên có khả năng lắng nghe tích cực, giao tiếp tốt cùng với thái độ cầu tiến trong công việc, các doanh nghiệp có thể thực sự hiểu nhu cầu của khách hàng và nhân viên của mình.

Đây là một bước quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trong giao tiếp và có thể tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn và một sản phẩm / dịch vụ đáng mơ ước hơn.

2.5. Giữ cho quy trình làm việc suôn sẻ.

Để các nhiệm vụ tiến lên, thông tin thường cần được chuyển từ nhân viên này sang nhân viên khác. Điều này có thể thông qua cuộc trò chuyện trực tiếp, bản trình bày, email, cuộc gọi điện thoại hoặc thậm chí thông qua các công cụ cộng tác khác. 

Nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt có thể đảm bảo thông điệp được truyền đạt một cách hiệu quả và chính xác để các quy trình diễn ra suôn sẻ và năng suất vẫn cao.

2.6. Tạo môi trường làm việc tích cực.

Đối với doanh nghiệp, điều quan trọng là các nhân viên có thể làm việc tốt với nhau như một phần của nhóm. 

Kỹ năng giao tiếp tốt có thể đảm bảo mọi người đều chia sẻ ý tưởng, cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe người khác. Điều này có thể giúp phát triển các mối quan hệ làm việc bền chặt hơn và một môi trường làm việc tích cực.

Lời kết, 

Điều quan trọng nhất là chúng ta cần luôn lắng nghe và tôn trọng người đối diện. Nếu áp dụng đúng cách, giao tiếp có thể giúp chúng ta nâng cao hiệu quả công việc, xây dựng mối quan hệ tốt hơn và đạt được sự thành công trong cuộc sống. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ năng giao tiếp trong doanh nghiệp và tầm quan trọng của nó. 

Chúng ta ngày càng bận bịu với công việc hơn. Nhiều khi bạn nhận thấy có hàng tá việc cần thực hiện mà thời gian lại không đủ. Đó cũng là lý do khiến nhiều người sử dụng checklist.

1. Checklist là gì?

Checklist được hiểu là danh sách các công việc cụ thể để hướng đến thực hiện mục tiêu lớn, đảm bảo công việc diễn ra đúng quy trình, đúng thời gian, không bỏ sót. Thông thường checklist xuất hiện ở dạng danh sách kèm các ô trống ở đầu trang bên trái. Người thực hiện có thể đánh dấu tích, nhân vào ô sau khi đã làm xong đề mục đó.

2. Bảng checklist được dùng trong những mảng nào?

Hiện nay, checklist được ưa chuộng sử dụng trong rất nhiều mảng ngành nghề khác nhau bởi sự ưu việt của nó. Cụ thể như: 

+ Trong hàng không: Checklist được sử dụng để kiểm tra các thủ tục trước khi bay, nhằm đảm bảo an toàn hàng không. 

+ Trong công nghệ: Ứng dụng checklist trong việc kiểm tra khả năng hoạt động của các phần mềm, kiểm tra việc tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn mã hóa nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa sai sót. 

+ Trong thể thao: Để giám sát, theo dõi tiến trình tập thể dục thể thao, từ đó giúp mọi người dễ dàng đánh giá hiệu quả của việc tập. 

+ Trong đầu tư: Các nhà đầu tư sử dụng checklist như một công cụ nhằm theo sát tiến trình đầu tư, thông qua đó giúp họ đưa ra những phương án đầu tư hợp lý.

3. Ưu, nhược điểm của checklist.

Có thể thấy ưu điểm vượt trội của checklist là đảm bảo các công việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Việc xây dựng checklist còn giúp cho các nhà quản lý kiểm soát tối đa và sử dụng nhân lực đạt hiệu quả tối đa. Mỗi nhà quản lý nên xây dựng bảng checklist công việc dựa trên tính chất, cơ sở công việc và quy mô làm việc thực tế để đưa ra danh sách thực hiện sát nhất, mang lại hiệu quả tối đa cho người sử dụng.

Bên cạnh những ưu điểm, checklist còn có một vài nhược điểm đó là nếu phụ thuộc quá vào checklist sẽ cản trở hiệu suất khi xử lý các tình huống quan trọng về thời gian. Ví dụ: Trường hợp khẩn cấp y tế hoặc trên chuyến bay.

Lời kết, 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về checklist và ưu nhược điểm của nó. Hãy dựa vào đó để sử dụng checklist thật hiệu quả bạn nhé.