Mới đây, dư luận xôn xao với thông tin tuyển dụng FPTSoftware. Công ty có tiếng trong làng công nghệ này tuyển kỹ sư công nghệ thông tin với mức lương rất hấp dẫn. Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến vị trí kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer). Một nhân viên ở vị trí này có thể nhận khoản lương khổng lồ khoảng 1,2 tỷ đồng/năm, chưa kể những đãi ngộ khác.
Tuy nhiên, để giành được vị trí này, ứng cử viên sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Ngoài kiến thức công nghệ thông tin, khả năng ngoại ngữ, các ứng viên cần có khả năng và kinh nghiệm quản lý, suy nghĩ logic, kỹ năng giao tiếp để quá trình giao tiếp giữa các trụ sở chính và quản lý người Nhật được thuận lợi. Ngoài ra. những ứng viên có thể nói tiếng Nhật lưu loát (có bằng N2 trở lên), thành thạo ngôn ngữ PHP và Java sẽ nhận được nhiều ưu tiên.
Có thể thấy, con đường đến với mức lương 1,2 tỷ đồng/năm - mức lương đúng bằng với thù lao của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ Điện lạnh (REE). Điều đáng nói, REE là công ty rất lớn.
Kỹ sư cầu nối công nghệ thông tin đang là nghề rất hot với mức lương cao ngất. Ngoài FPTSoftware, nhiều đơn vị khác cũng “chào” ứng cử viên với những con số lên tới ngàn đô. Nếu đã có kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới 2.500 USD/tháng. Ví dụ, công ty SETA International từng đăng tuyển 5 kỹ sư cầu nối, mức lương từ 1.200 USD tới 1.700 USD/tháng (tương đương khoảng 25,2 triệu đồng tới 35,7 triệu đồng/tháng).
Những tưởng con số 1,2 tỷ đồng/năm được xem là mức lương dành cho nhân viên “khủng” nhất tại Việt Nam nhưng nếu so với ngành dầu khí, con số này, đôi khi chỉ là… muối bỏ bể. Trong ngày hội việc làm ngành dầu khí diễn ra tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM hồi tháng 3 năm nay, do trường này và Hiệp hội Kỹ sư dầu khí quốc tế SPE tổ chức, Ts Tạ Quốc Dũng - phó khoa phụ trách đào tạo, khoa kỹ thuật địa chất - dầu khí, ĐH Bách khoa TP. HCM tiết lộ thông tin khiến nhiều người giật mình.
Ông Dũng cho biết nhiều sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể nhận lương từ 500 tới 1.000 USD/tháng. Với 5 năm kinh nghiệm, có những cựu sinh viên Bách khoa đã đạt được thu nhập… 10.000 USD/tháng (khoảng 210 triệu đồng/tháng và 2,5 tỷ đồng/năm). Trong khi đó, lương của bầu Đức là 240 triệu đồng/tháng.
Tất nhiên, chỉ một số ít nhân viên có cơ hội nhận được khoản lương khủng như vậy. Hiện tại, mức lương khoảng 20 triệu đồng/tháng cũng được xem là con số mơ ước của nhiều người. Vì vậy, không ít người “ghen tị” với thu nhập của nhân viên ngân hàng nước ngoài. Một nhân viên ngân hàng bình thường (không có chức vụ gì) với 4 năm kinh nghiệm trở lên có thể dễ dàng nhận được khoản lương 3.000 USD, thậm chí cao hơn. Với sếp, con số này có thể nhân lên với 4.
Năm 2012 là năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng nhưng một số ngân hàng trong nước vẫn mạnh tay chi cho quỹ lương của mình. Trong đó, nổi bật nhất là Vietinbank. Năm vừa qua, nhân viên Vietinbank nhận lương khoảng 18,9 triệu đồng/tháng và thu nhập là 21 triệu đồng/tháng. Đứng ngay sau Vietinbank về mức độ “rộng rãi” đối với nhân viên là Vietcombank và MBBank. Thu nhập bình quân của hai ngân hàng này lần lượt là 20 triệu đồng/tháng và 18 triệu đồng/tháng.
Năm 2012, nhân viên của công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) “chỉ nhận” lương 18 triệu đồng/tháng nhưng do một năm, họ nhận được 17 tháng lương nên tổng thu nhập 2012 đạt 306 triệu đồng. Chia ra, trung bình mỗi tháng, nhân viên của SNP nhận được 25 triệu đồng. Nhân viên của Công ty cổ phần Tài chính Hóa Chất Việt Nam và Viettel cũng tự hào khi nhận được mức thu nhập 19 triệu đồng/tháng và 18 triệu đồng/tháng.
Gần 20 triệu đồng/tháng là mức thu nhập khá cao nhưng có lẽ nhân viên của các công ty này sẽ “ghen tị” với người lao động của công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM). Dự kiến, trong năm 2013, quỹ lương của SAM sẽ đạt 34,1 tỷ đồng, trong đó 7,7 tỷ đồng thuộc về công ty mẹ. Tính bình quân mỗi lao động công ty mẹ của SAM đạt mức lương 32 triệu đồng/tháng. Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lương, thưởng và cắt giảm nhân sự thì một số doanh nghiệp khác lại khiến người lao động rất hài lòng khi trả cho họ khoản lương khổng lồ.
Theo tailieunhansu.com
Tuy nhiên, để giành được vị trí này, ứng cử viên sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Ngoài kiến thức công nghệ thông tin, khả năng ngoại ngữ, các ứng viên cần có khả năng và kinh nghiệm quản lý, suy nghĩ logic, kỹ năng giao tiếp để quá trình giao tiếp giữa các trụ sở chính và quản lý người Nhật được thuận lợi. Ngoài ra. những ứng viên có thể nói tiếng Nhật lưu loát (có bằng N2 trở lên), thành thạo ngôn ngữ PHP và Java sẽ nhận được nhiều ưu tiên.
Có thể thấy, con đường đến với mức lương 1,2 tỷ đồng/năm - mức lương đúng bằng với thù lao của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ Điện lạnh (REE). Điều đáng nói, REE là công ty rất lớn.
Kỹ sư cầu nối công nghệ thông tin đang là nghề rất hot với mức lương cao ngất. Ngoài FPTSoftware, nhiều đơn vị khác cũng “chào” ứng cử viên với những con số lên tới ngàn đô. Nếu đã có kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới 2.500 USD/tháng. Ví dụ, công ty SETA International từng đăng tuyển 5 kỹ sư cầu nối, mức lương từ 1.200 USD tới 1.700 USD/tháng (tương đương khoảng 25,2 triệu đồng tới 35,7 triệu đồng/tháng).
Những tưởng con số 1,2 tỷ đồng/năm được xem là mức lương dành cho nhân viên “khủng” nhất tại Việt Nam nhưng nếu so với ngành dầu khí, con số này, đôi khi chỉ là… muối bỏ bể. Trong ngày hội việc làm ngành dầu khí diễn ra tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM hồi tháng 3 năm nay, do trường này và Hiệp hội Kỹ sư dầu khí quốc tế SPE tổ chức, Ts Tạ Quốc Dũng - phó khoa phụ trách đào tạo, khoa kỹ thuật địa chất - dầu khí, ĐH Bách khoa TP. HCM tiết lộ thông tin khiến nhiều người giật mình.
Ông Dũng cho biết nhiều sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể nhận lương từ 500 tới 1.000 USD/tháng. Với 5 năm kinh nghiệm, có những cựu sinh viên Bách khoa đã đạt được thu nhập… 10.000 USD/tháng (khoảng 210 triệu đồng/tháng và 2,5 tỷ đồng/năm). Trong khi đó, lương của bầu Đức là 240 triệu đồng/tháng.
Tất nhiên, chỉ một số ít nhân viên có cơ hội nhận được khoản lương khủng như vậy. Hiện tại, mức lương khoảng 20 triệu đồng/tháng cũng được xem là con số mơ ước của nhiều người. Vì vậy, không ít người “ghen tị” với thu nhập của nhân viên ngân hàng nước ngoài. Một nhân viên ngân hàng bình thường (không có chức vụ gì) với 4 năm kinh nghiệm trở lên có thể dễ dàng nhận được khoản lương 3.000 USD, thậm chí cao hơn. Với sếp, con số này có thể nhân lên với 4.
Năm 2012 là năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng nhưng một số ngân hàng trong nước vẫn mạnh tay chi cho quỹ lương của mình. Trong đó, nổi bật nhất là Vietinbank. Năm vừa qua, nhân viên Vietinbank nhận lương khoảng 18,9 triệu đồng/tháng và thu nhập là 21 triệu đồng/tháng. Đứng ngay sau Vietinbank về mức độ “rộng rãi” đối với nhân viên là Vietcombank và MBBank. Thu nhập bình quân của hai ngân hàng này lần lượt là 20 triệu đồng/tháng và 18 triệu đồng/tháng.
Năm 2012, nhân viên của công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) “chỉ nhận” lương 18 triệu đồng/tháng nhưng do một năm, họ nhận được 17 tháng lương nên tổng thu nhập 2012 đạt 306 triệu đồng. Chia ra, trung bình mỗi tháng, nhân viên của SNP nhận được 25 triệu đồng. Nhân viên của Công ty cổ phần Tài chính Hóa Chất Việt Nam và Viettel cũng tự hào khi nhận được mức thu nhập 19 triệu đồng/tháng và 18 triệu đồng/tháng.
Gần 20 triệu đồng/tháng là mức thu nhập khá cao nhưng có lẽ nhân viên của các công ty này sẽ “ghen tị” với người lao động của công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM). Dự kiến, trong năm 2013, quỹ lương của SAM sẽ đạt 34,1 tỷ đồng, trong đó 7,7 tỷ đồng thuộc về công ty mẹ. Tính bình quân mỗi lao động công ty mẹ của SAM đạt mức lương 32 triệu đồng/tháng. Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lương, thưởng và cắt giảm nhân sự thì một số doanh nghiệp khác lại khiến người lao động rất hài lòng khi trả cho họ khoản lương khổng lồ.
Theo tailieunhansu.com
0 nhận xét :
Đăng nhận xét