Nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành của CEO Việt Nam trong môi trường kinh doanh đầy biến động
&Ldquo;Con đường duy nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành là CEO phải xác định luôn học hỏi mọi lúc mọi nơi những thứ cần thiết để luôn theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh”.
Cho đến hôm nay có thể nói sau hơn 25 năm đổi mới, chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước các khó khăn và thách thức lớn như hiện nay trong môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước đầy biến động và khủng hoảng trên diện rộng liên quan đến nhiều quốc gia, khu vực. Các CEO là những người đững mũi chịu sào sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất điều hành con tàu doanh nghiệp ra khơi, gánh nặng này đang dặt trên vai các CEO.
1. Phác họa chân dung về CEO
CEO (Chief Executive Officer) là người chịu trách nhiệm và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công theo các quyết sách, chiến lược và chính sách của Hội Đồng Quản Trị. Có thể nói CEO là linh hồn, là trung tâm của các doanh nghiệp. Năng lực điều hành của CEO là hạt nhân lõi để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy thì để thành công CEO cần phải có những năng lực điều hành như thế nào?
Qua rất nhiều nghiên cứu có thể rút ra năng lực lãnh đạo điều hành cần có của một CEO gồm những nền tảng sau:
- Có tố chất, thái độ lãnh đọa điều hành: Tư tưởng phóng khoáng, hợp tác, tự tin, nhiệt tình, quyết đoán, thấu hiểu, vị tha, sẵn sang chấp nhận, dám mạo hiểm với rủi ro, công bằng, sang tạo, có đạo đức…
- Có kiến thức, hiểu biết về lãnh đạo: Có kiến thức, hiểu biết về quản lý điều hành, về lĩnh vực hoạt động, hiểu mình, hiểu người, được đào tạo có trình độ kinh doanh…
- Có kỹ năng lãnh đạo: Có tầm nhìn chiến lược, có kỹ năng giao tiếp, phân việc giao quyền, ủy quyền, gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, có kỹ năng ra quyết định...
2. Bức tranh chân dung CEO Việt Nam hiện nay
Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt: Trong đó nổi lên với nhiều tên tuổi lớn như: Viettel, VNPT,Vinaphone, Mobiphone, FPT, Café Trung Nguyên……có thể nói rằng sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp có sự đóng góp rất lớn, đặc biệt trong các CEO. Các CEO Việt Nam có những điểm mạnh nổi bật là: Thông minh sáng tạo, nhanh nhạy, thích ứng nhanh với thời cuộc, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, lạc quan và năng động…..
Tuy nhiên các CEO của Việt Nam còn nhwunxg điểm yếu hạn chế cơ bản sau:
- Thái độ, tố chất lãnh đạo điều hành : Có tố chất lãnh đạo điều hành song thiếu tính đoàn kết và kỷ luật cao.
- Kiến thức, trình độ lãnh đạo điều hành còn thấp và mang số đông
Theo kết quả điều tra gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan hợp tác Nhật Bản JICA thực hiện khảo sát hơn 63.760 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy:
Số chủ doanh nghiệp chỉ có 54,5% có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Còn lại là 45,5% số chủ nghiệp có trình độ bậc trung học phổ thông và chưa qua đào tạo đại học, số chủ doanh nghiệp có nghiệp có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ càng quá hiếm với 3,7 % số chủ doanh nghiệp. Số trình độ cao đẳng trở lên, cũng chỉ khoảng 30% là được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế và khoảng 70% số chủ doanh nghiệp còn lại chưa được đào tạo.
- Kỹ năng lãnh đạo điều hành: Kỹ năng lãnh đạo điều hành vừa thiếu lại vừa yếu
Với nền tảng học vấn thấp, thiếu đào tạo để trở thành CEO một cách bàn bản và chuyên nghiệp nên sẽ dẫn đến việc các CEO Việt Nam hiện nay bị thiếu nhiều kỹ năng để có thể lãnh đạo điều hành tốt doanh nghiệp của mình.
3. Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành của CEO trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay
- Đối với chính phủ:
+ Mạnh tay và kiên quyết loại bỏ , cách chức và cho nghỉ việc những CEO tại các Tập đoàn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phá sản để làm gương và tạo nên tinh thần doanh ngiệp dám làm, dám chịu trách nhiệm của Việt nam
+ Thực hiện triệt để chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, thực sự coi “Giáo dục là quốc sách hang đầu” để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần gián tiếp tạo nên các CEO Việt Nam sau này.
- Đối với các hiệp hội ngành nghề: Cần nâng cao hoạt động của các hiệp hội theo hướng thực chất, thiết thực và hiệu quả nhằm tạo nên khí thế, tinh thần doanh nhân cạnh tranh lành mạnh, hợp tác phát triển, chia sẻ và đoàn kết giữa các CEO với nhau và đặc biệt khi đầu tư ra nước ngoài.
- Đối với doanh nghiệp: Các chủ doanh nghiệp, Hội đồng Quản trị trong các Công ty cần nên trao quyền và tách biệt giữa quyền sở hữu với quyền điều hành trong doanh nghiệp, hạn chế kiêm nhiệm cả chủ tich HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Giám đốc.
- Đối với bản thân các CEO: Con đường duy nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành là CEO phải xác định luôn học hỏi mọi lúc mọi nơi những thứ cần thiết để luôn theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của môi trường.
4. Kết luận
Trong bối cảnh môi trường kinh tế luôn biến động khó lường và đang đầy khó khăn thách thức như hiện nay là một giải pháp quan trọng để phát triển bền vững các doanh nghiệp lấy con người là trung tâm, lấy CEO làm hạt nhân của quản lý điều hành.
Kỷ Yếu Ngày nhân sự Việt Nam - Vietnam HRDay
ThS. NCS Nguyễn Mạnh Hùng
Công cụ lãnh đạo thông qua xung đột
Thuật lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất của người quản lý. Cuốn sách "Lãnh đạo thông qua xung đột" của Rob Goffi và Gareth Jones đã mô tả những công cụ chính cho phép một cá nhân trở thành một lãnh đạo chân chính và biết chuyển hóa xung đột thành cơ hội. Bài viết này trình bày hai công cụ đầu tiên của việc lãnh đạo thông qua các xung đột: tầm nhìn tổng quan và tư duy hệ thống.
Công cụ 1. Tầm nhìn tổng quan
Mâu thuẫn phát sinh - và ngay lập tức làm bạn mệt mỏi. Bạn không thể kiểm soát nó, không có thể né tránh nó, nhưng chắc chắn bạn đang phải đối mặt với nó. Cần phải làm gì bây giờ? Không gì cả. Hoàn toàn không gì cả. Cho đến khi bạn chưa thấy có bạo lực hoặc một mối đe dọa thực sự, thì chưa cần phải sử dụng bất cứ một hành động nào. Ta chỉ việc giám sát nó. Nếu như vẫn còn chưa có một hành động vũ lực nào đe dọa bạn hoặc ai đó, thì tốt nhất là quan sát mọi việc thật kỹ rồi mới nhảy vào trận.
Tầm nhìn bao quát yêu cầu bạn phải tiếp nhận tất cả các bên xung đột bằng trái tim và tâm hồn, đồng thời không được quên sự phức tạp của tình hình. "Bao quát" là "điều kiện cần để hiểu một cách tổng thể". Ở đây, chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ "tầm nhìn tổng quan" với nghĩa là "điều gì đó cần thiết để chuyển đổi toàn bộ". Nhà lãnh đạo giải quyết xung đột, hiểu rằng mặc dù phải trả giá, cũng không có ý nhảy xổ vào "chàng trai xấu xí" gặp đầu tiên trên đường. Các nhà lãnh đạo này không làm căng thẳng xung đột bằng bạo lực, không sử dụng nó chỉ duy nhất cho mục đích riêng. Với vai trò của mình, người trung gian cần chắc chắn rằng, trước khi đưa ra giải pháp, họ đã làm mọi thứ có thể để thấy được một khung cảnh lớn hơn.
Hai bên xung đột có thể xây dựng một bức tường ngang qua vườn cây ăn quả và chia nó ra nhiều phần khác nhau. Tuy nhiên, cây trái - cũng chỉ là một, rễ cây nằm cả phía bên này lẫn bên kia, con ong cùng thụ phấn như nhau cho các bông hoa của cả hai phía, còn lá cây cũng chỉ nhận được cùng một ánh nắng mặt trời. Không quan trọng là bức tường cao đến đâu và vững chắc thế nào, có bao nhiêu lính đang canh giữ, có bao nhiêu dây thép gai quấn xung quanh nó hoặc là có hào sâu chạy dọc theo bờ tường, - thì bức tường này cũng không phải là tận cùng của thế giới. Nó chỉ thể hiện sự hạn chế tầm suy nghĩ của chúng ta.
Tầm nhìn bao quát yêu cầu phải đưa ra nghi vấn cho bất kỳ đường ranh giới nào đang bao quanh giữa "chúng ta" và "những người khác". Có rất nhiều kiểu ranh giới, nó có thể được tạo ra bởi các yếu tố tự nhiên (bờ sông, rừng rậm, màu da, v.V.) Hoặc bởi yếu tố con người (người theo thiên chúa giáo đối lập với người theo phái đa thần hoặc người theo đạo hồi đối lập với người vô thần). Tầm nhìn bao quát cho phép chúng ta không dồn bất cứ điều gì từ đường ranh giới vào chân tường, mặt khác, nó cho phép chúng ta biết được về những mối quan hệ tồn tại giữa chúng ta.
Công cụ 2. Tư duy hệ thống
Khi trong đầu chúng ta chỉ vừa xuất hiện ý định để tìm hiểu toàn bộ bản chất của xung đột, chúng ta thường bắt đầu bằng việc tư duy một cách hệ thống: cố gắng để xác định số lượng tối đa các yếu tố quan trọng của tình huống xung đột và sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa chúng. Ở phần dưới đây, chúng ta có thể thấy nhiều nhà lãnh đạo đã đối phó với xung đột bằng cách đặt ra rất nhiều câu hỏi cho phép tư duy một cách hệ thống hơn.
"Tại sao công ty ta lại thường xuyên rắc rối bởi các cuộc xung đột? - Giám đốc công ty Hunter Tielin hỏi - Tôi có thể làm gì để các bộ phận riêng biệt làm việc được với nhau và công ty tăng được hiệu quả kinh doanh?"
"Hệ thống chính trị và xã hội đang được chế độ A-pác-thai ủng hộ tại Nam Phi là cái gì? - Nelson Mandela hỏi. Làm thế nào để tôi, người đại diện cho chủng tộc da đen, có thể thay đổi chế độ để giải phóng cho cả người da đen lẫn người da trắng?"
"Cái gì đang tồn tại trong hệ thống đô thị Boston cản trở một cách hệ thống việc xây dựng nhà ở?- Wiliam Edgerli hỏi - Làm thế nào để tôi, chủ tịch một ngân hàng lớn, có thể giúp đỡ để nhà ở được cung cấp dễ dàng hơn cho người có nhu cầu?".
"Cái gì cần phải được Liên Hiệp Quốc thực hiện tại Baghdad để người dân Iraq có thể khôi phục đất nước từ hậu quả của cuộc chiến tranh đáng sợ này? - Nada Al-Nashif, một trong những người đứng đầu cơ quan Liên Hiệp Quốc trong giai đoạn tái thiết sau chiến tranh, hỏi. Tổ chức của chúng ta cần phải hành động như thế nào để không thiên vị bè phái nào hết và tập hợp được sức mạnh của tất cả các bên để phục hồi Iraq".
Việc quản lý các xung đột loại này đòi hỏi phải nghiên cứu tất cả các khía cạnh. Sự thành công của các nhà lãnh đạo được đề cập ở trên và các đồng nghiệp của họ từ các lĩnh vực khác nhau phần lớn phụ thuộc vào khả năng tư duy hệ thống của họ.
Theo foman.Vn
0 nhận xét :
Đăng nhận xét