Hoạch định chiến lược nhân sự chính là bước đầu tiên của một kế hoạch nhân sự bài bản và lâu dài. Đây chính là hành động nhằm cụ thể hóa mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp.
Các mục tiêu này thường là do các nhà lãnh đạo đưa ra sau khi đã tham khảo và đánh giá mục tiêu cụ thể của từng phòng ban trong công ty.
Mỗi bộ phận khác nhau sẽ có những yêu cầu công việc cũng như nền tảng nhân sự khác nhau. Vì thế việc hoạch định nhân sự sẽ xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch nhân sự nhằm đảm bảo đúng người, đúng việc.
Sau đây là 5 bước cơ bản của quy trình hoạch định chiến lược nhân sự:
1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Đây là công tác đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong tương lai. Có thể thông qua mục tiêu của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Từ đó đưa ra được số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và thời gian doanh nghiệp cần đến nguồn lực mới.
2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực
Nghiên cứu thị trường nhân lực ngoài công ty và cả nguồn nhân lực hiện có của công ty để đưa ra được những chỉ tiêu về:
• Mặt bằng trình độ nhân lực hiện nay của doanh nghiệp, đã có gì và còn thiếu gì.
• Thực trang nguồn nhân lực ngoài thị trường.
• Độ gắn bó của nhân viên với công ty như thế nào? Có khả năng bỏ việc hay không?...
• Chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc… có thu hút được nguồn nhân lực tiềm năng hay không?
3. Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực
So sánh nhu cầu nguồn nhân lực của công ty với thực trạng nguồn nhân lực để đưa ra quyết định tăng thêm hay giảm bớt nhân sự.
4. Lập kế hoạch thực hiện
• Kế hoạch phân bổ lại nhân sự: đề bạt ai, thuyên chuyển ai, cắt giảm ai…
• Kế hoạch tuyển dụng
5. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Bước cuối cùng luôn luôn là đánh giá lại những gì mình đã làm được. Còn sai sót gì, thiếu gì và đưa ra cách khắc phục để hoàn thiện những kế hoạch sau. Đồng thời đánh giá chênh lệch giữa kế hoạch và thực tiễn, đưa ra biện pháp hoàn thiện.
Có thể nói, hoạch định chiến lược nhân sư giúp cho công ty nhận biết được điểm mạnh điểm yếu của mình, cái gì sẽ là khó khăn, là thuân lợi. Đồng thời định hướng cho một kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả.
Sưu tầm.
Các mục tiêu này thường là do các nhà lãnh đạo đưa ra sau khi đã tham khảo và đánh giá mục tiêu cụ thể của từng phòng ban trong công ty.
Mỗi bộ phận khác nhau sẽ có những yêu cầu công việc cũng như nền tảng nhân sự khác nhau. Vì thế việc hoạch định nhân sự sẽ xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch nhân sự nhằm đảm bảo đúng người, đúng việc.
Sau đây là 5 bước cơ bản của quy trình hoạch định chiến lược nhân sự:
1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Đây là công tác đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong tương lai. Có thể thông qua mục tiêu của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Từ đó đưa ra được số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và thời gian doanh nghiệp cần đến nguồn lực mới.
2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực
Nghiên cứu thị trường nhân lực ngoài công ty và cả nguồn nhân lực hiện có của công ty để đưa ra được những chỉ tiêu về:
• Mặt bằng trình độ nhân lực hiện nay của doanh nghiệp, đã có gì và còn thiếu gì.
• Thực trang nguồn nhân lực ngoài thị trường.
• Độ gắn bó của nhân viên với công ty như thế nào? Có khả năng bỏ việc hay không?...
• Chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc… có thu hút được nguồn nhân lực tiềm năng hay không?
3. Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực
So sánh nhu cầu nguồn nhân lực của công ty với thực trạng nguồn nhân lực để đưa ra quyết định tăng thêm hay giảm bớt nhân sự.
4. Lập kế hoạch thực hiện
• Kế hoạch phân bổ lại nhân sự: đề bạt ai, thuyên chuyển ai, cắt giảm ai…
• Kế hoạch tuyển dụng
5. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Bước cuối cùng luôn luôn là đánh giá lại những gì mình đã làm được. Còn sai sót gì, thiếu gì và đưa ra cách khắc phục để hoàn thiện những kế hoạch sau. Đồng thời đánh giá chênh lệch giữa kế hoạch và thực tiễn, đưa ra biện pháp hoàn thiện.
Có thể nói, hoạch định chiến lược nhân sư giúp cho công ty nhận biết được điểm mạnh điểm yếu của mình, cái gì sẽ là khó khăn, là thuân lợi. Đồng thời định hướng cho một kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả.
Sưu tầm.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét