Thảo luận với nhân viên về phát triển nghề nghiệp
Thu thập thông tin hỗ trợ cho việc thảo luận
Bạn càng có nhiều nguồn thông tin thì càng có bức tranh hoàn chỉnh về nhân viên. Sử dụng bất kỳ tài liệu nào mà có về nhân viên bao gồm: Kế hoạch phát triển trong quá khứ, Bản tự đánh giá công việc nếu có, Báo cáo kết quả làm việc, lịch sử đào tạo hay các khóa học đã tham gia
Đánh giá sự chuẩn bị của bạn
Tiếp theo, bạn sẽ muốn biết mức độ chuẩn bị tổ chức buổi thảo luận phát triển nghề nghiệp . Bạn nên trả lời những câu hỏi sau:
- Nhân viên có những kỹ năng nào?
- Giá trị và sở thích của nhân viên?
- Nhân viên có những cơ hội phát triển nào?
Nếu như bạn không thể trả lời những câu hỏi trên, hãy tìm hiểu thêm trước khi tổ chức buổi thảo luận
Niềm tin rất quan trọng
Để có một buổi thảo luận phát triển nghề nghiệp thành công thì cần phải có niềm tin từ phía nhân viên. Nếu như bạn không có được sự tin tưởng của nhân viên, họ có thể hỏi rằng bạn có thật sự cho họ những lời khuyên chân thật
Tổ chức buổi thảo luận
Khi bắt đầu buổi thảo luận, hãy lập lại mục đích và tầm quan trọng của buổi thảo luận
Tiếp theo hãy chia sẻ quan điểm của ban về kỹ năng, sở thích và giá trị của nhân viên. Thảo luận về các cơ hội mà bạn đang có, về những lựa chọn, giới hạn về công việc hiện tại của nhân viên và công ty cũng như mối quan hệ giữa kỹ năng, mối quan tâm và giá trị của nhân viên
Vạch ra một kế hoạch phát triển
Đưa ra những điều kiện để nhân viên có thể phát triển hết tiềm năng của họ. Một khi bạn đã đạt được thỏa thuận về những ký năng, sở thích và giá trị của nhân viên, bạn đã sẵn sàng để phác thảo một kế hoạch phát triển. Kế hoạch phát triển mà bạn xây dựng với nhân viên
Bước tiếp theo
Bước tiếp theo là giám sát quá trình thực hiện kế hoạch của nhân viên. Lập kế hoạch làm việc định kỳ với nhân viên sẽ giúp bạn xác định được khi nào nhân viên cần đào tạo, hướng dẫn hay hỗ trợ thêm.
Các bước thực hiện
- Lên lịch buổi họp
- Đồng ý nội dung
- Thu thập thông tin về nhân viên
- Suy nghĩ về kỹ năng, sở thích, giá trị của nhân viên
- tìm kiếm các cơ hội cho nhân viên
Các bước để xác định cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên
- Xem xét kết quả công việc và tiềm năng của nhân viên
- Kiểm tra lại những quan tâm và giá trị của nhân viên
- Tạo ra danh sách những cơ hội phù hợp với sở thích, kỹ năng và tiềm năng của nhân viên
- Tìm thêm thông tin từ những người bên ngoài bộ phận hay công ty
- Trình bày ý tưởng với nhân viên
Các bước để có được buổi thảo luận phát triển nghề nghiệp
- Lặp lại mục đích tầm quan trọng của buổi thảo luận
- Công nhận những đóng góp của nhân viên
- Chia sẻ những hiểu biết của bạn về kỹ năng, sở thích và giá trị của nhân viên
- Thảo luận về các cơ hội
- Thỏa thuận về những kết quả mong muốn và kế hoạch phát triển cá nhân
- Kế hoạch cho những cuộc họp tiếp theo
Những lời khuyên để xây dựng niềm tin của nhân viên
- Cởi mở, trung thực và thảo luận trực tiếp
- Hãy lắng nghe chân thành ý kiến của nhân viên để chứng minh sự cởi mở và quan tâm của bạn đối với ý kiến của họ
- Kiên trì chứng minh sự quan tâm của bạn đến thành công của nhân viên
- Chia sẻ và tin tưởng đối với những người có ý kiến đóng góp tốt
- Theo đuổi những gì bạn hứa và cam kết
- Biết những điểm yếu của bạn
Lời khuyên để thúc đẩy nhân viên hàng đầu
- Phát huy thế mạnh của nhân viên
- Đánh giá cao điểm mạnh và nhấn mạnh sự khác biệt của nhân viên.
- Đừng đợi đến kỳ đánh giá chính thức mới công nhận đóng góp của nhân viên
- Cho nhân viên trách nhiệm nhiều hơn và tự do học hỏi những kỹ năng mới cũng như cho phép một số sai sót
- Đưa ra những mức lương và phúc lợi cạnh tranh
Lời khuyên để nuôi dưỡng nhân viên tốt
- Giữ mối quan hệ tốt với nhân viên để đảm bảo bạn không bỏ qua những nhân viên tốt
- Cho những nhân viên này biết giá trị của họ
- Sáng tạo trong việc khen thưởng cả lớn lẫn nhỏ
- Hãy chấp nhận sẽ có những người trong bộ phận của bạn không muốn thăng tiến. Đừng có ép họ, hãy tìm những hướng để giữ cho công việc được thú vị mà không phải là gánh nặng cho nhân viên với những công việc không mong muốn
- Phân phối nguồn lực cho những nhân viên tốt với tiềm năng cao
Lời khuyên để tạo ra kế hoạch phát triển cá nhân
- Kế hoạch phát triển là kết quả của sự nỗ lực hợp tác bạn và nhân viên
- Đảm bảo tạo ra những cơ hội để hướng dẫn nhân viên
- Xây dựng kế hoạch dựa trên những điểm mạnh cũng như khắc phục điểm yếu
- Kèm theo kết quả mong đợi và khung thời gian cho mỗi hành động đã được đưa ra và đảm bảo nhân viên luôn tuân thủ
- Tạo ra một kế hoạch đủ thách thức để thúc đẩy nhân viên nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu phát triển.
Kỷ yếu Ngày nhân sự Việt Nam
Nguyễn Phát Huy
Công ty Cổ phần Đầu Tư Long Quân
9 cách đơn giản nhất để khích lệ nhân viên
Cụm từ khích lệ nhân viên chắc các bạn đã nghe rất nhiều, có cả những khóa học để đào tạo công tác khích lệ nhân viên. Tuy nhiên, trên thực tế, có những việc làm rất đơn giản của nhà quản lý cũng có thể tạo sự động viên, khuyến khích đối với nhân viên. Tôi xin giới thiệu các bạn những cách ưa thích của tôi:
1. Viết lời cảm ơn hoặc khen tặng trên miếng giấy nhỏ
Bạn có thể dùng giấy sticker (miếng dán nhỏ màu vàng) viết những lời khen tặng đơn giản nhưng chân thành như "làm tốt lắm", "good job" ...Và đặt ở nơi mà nhiều người có thể xem.
2. Nói cám ơn
Bạn có thể mời riêng nhân viên vào phòng làm việc và nói "cảm ơn vì..." Chỉ như vậy và không bàn thêm bất cứ công việc nào
3. Gửi thiệp
Bạn có thể gửi 1 tấm thiệp bất ngờ bằng đường bưu điện về nhà của nhân viên mình. Nội dung của thiệp thiết kế đơn giản, sang trọng, tinh tế, mang tính cá nhân và thể hiện những thông điệp chân thành.
4. Cung cấp tài liệu hoặc những bài báo hay giúp hỗ trợ công việc
Bạn có thể gửi đường link một bài báo hay hoặc những tài liệu hữu ích nhằm gỡ rối cho nhân viên. Thông điệp truyền đi cần thể hiện "hy vọng tài liệu này có thể giúp được em"
5. Giúp đỡ
Trực tiếp giúp đỡ cũng là một cách khích lệ nhân viên hữu hiệu. Hãy cùng giải quyết những vấn đề đang vướng phải đối với nhân viên của mình. Điều quan trọng là giúp họ giải quyết vấn đề chứ không làm vấn đề cho họ.
6. Hãy có một bức tranh về phòng, bộ phận của bạn
Bạn nên chụp một bức tranh gồm tất cả những thành viên trong phòng, bộ phận của bạn (đương nhiên phải có bạn). Treo bức ảnh lớn này ở những vị trí mà nhân viên dễ xem nhất. Bức hình nên thể hiện thái độ hợp tác và đoàn kết của toàn đội.
7. Sắp xếp cuộc gặp mặt cho nhân viên gặp cấp cao hơn của bạn.
Khi nhân viên bạn có vấn đề và đã vượt tầm giải quyết của bạn, bạn có thể là cầu nối với sếp của mình để giải quyết. Tuy nhiên, có 1 cách hay không kém đó là sắp xếp cho sếp của bạn gặp bạn và nhân viên của bạn. Điều này giúp nhân viên giải quyết được vấn đề một cách tốt nhất đồng thời cũng nâng cao uy tín của bạn.
8. Hãy quan tâm đến những kỷ niệm của nhân viên
Nhân viên của bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu họ nhận được một bó hoa hoặc thiệp chúc mừng nhân kỷ niệm đặc biệt gì đó. Không nhất thiết là ngày sinh nhật, có thể là ngày sinh của con nhân viên, ngày kết hôn hoặc 1 ngày đặc biệt nào đó.
9. Xây dựng cho bộ phận mình những "danh hiệu"
Hãy xây dựng cho bộ phận mình những danh hiệu ngộ nghĩnh ví dụ như "số 1 về kể truyện cười", "số 1 về văn nghệ", hoặc thậm chí số 1 về ... Ăn nhậu. Bạn sẽ tạo không khí thật chan hòa trong môi trường làm việc của mình.
Với 9 cách đơn giản trên đây, bạn có thể bắt đầu khích lệ nhân viên mình rồi đấy
Dũng Nguyễn - Quantrinhansu.Com.Vn
0 nhận xét :
Đăng nhận xét